Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều cần được bao bọc, bảo vệ và yêu thương, đó là tương lai, là hy vọng của đất nước, cũng là niềm tự hào, hạnh phúc của mỗi bậc làm cha mẹ. Con cái bước ra một môi trường mới luôn khiến cha mẹ canh cánh những rủi ro không may xảy ra với con mình. Bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên toàn diện VNI ra đời để san sẻ nỗi bất an cùng cha mẹ và là cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các học sinh, sinh viên hiện nay.
Bảo hiểm học sinh, sinh viên là một loại hình bảo hiểm tự nguyện với chi phí mua bảo hiểm rất nhỏ, nhưng lợi ích mà nó mang lại rất thiết thực. Việc tham gia bảo hiểm này nhằm bù đắp kịp thời hậu quả do tai nạn bất ngờ, ốm đau bệnh tật xảy ra với học sinh, hỗ trợ cho gia đình khắc phục khó khăn và sớm cho con em mình trở lại học tập bình thường. Hãy chọn mua để tính mạng và sức khoẻ của con em mình luôn được bảo vệ một cách tốt nhất.
Đối tượng bảo hiểm học sinh, sinh viên
Đối với bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên toàn diện VNI thì đối tượng tham gia bảo hiểm sẽ bao gồm tất cả những đối tượng được xét là học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường, từ lớp nhà trẻ, mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trung cấp hay các cơ sở dạy nghề tại Việt Nam tất cả đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm học sinh, sinh viên toàn diện này.
Không nhận bảo hiểm các đối tượng sau: Người được bảo hiểm bị ung thư.
Tùy vào từng số tiền tham gia mà bảo hiểm học sinh, sinh viên toàn diện được phân chia thành các nhóm A, B, C, D
Phạm vi bảo hiểm
Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI), bồi thường không thuộc phần loại trừ, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
1. Phạm vi bảo hiểm A: Chết do mọi nguyên nhân;
2. Phạm vi bảo hiểm B: Thương tật thân thể do tai nạn;
3. Phạm vi bảo hiểm C: Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật;
4. Phạm vi bảo hiểm D: Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn.
Quyền lợi bảo hiểm học sinh, sinh viên
1. Phạm vi bảo hiểm A: Chết do mọi nguyên nhân;
1a. Trường hợp có tham gia phạm vi bảo hiểm A, Người được bảo hiểm chết thuộc phạm vi bảo hiểm, VNI trả toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo hiểm A.
1b. Trường hợp không tham gia phạm vi bảo hiểm A, Người được bảo hiểm chết do tai nạn, VNI trả toàn bộ Số tiền bảo hiểm ghi trong phạm vi bảo hiểm B.
2. Phạm vi bảo hiểm B:
Trường hợp Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn (thương tật vĩnh viễn và thương tật tạm thời) thuộc phạm vi bảo hiểm: VNI trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm của Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm B được quy định tại Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật do VNI ban hành.
3. Trường hợp người được bảo hiểm ốm đau, bệnh tật, thai sản (không phải do tai nạn) và phải:
a. (Phạm vi bảo hiểm D) Nằm viện thuộc phạm vi bảo hiểm, VNI trả mỗi ngày 0,3% Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm C nhưng không vượt quá 60 ngày / năm bảo hiểm. Trường hợp nằm điều trị tại bệnh viện Đông y, VNI trả mỗi ngày tối đa 0,2% Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm C nhưng không vượt quá 150 ngày / năm bảo hiểm. Quy định rằng tổng số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả những ngày nằm viện trong năm trong mọi trường hợp không quá 30% Số tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm C.
b. (Phạm vi bảo hiểm C) Phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm, ngoài quyền lợi bảo hiểm được trả theo mục a, VNI trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ nêu trong Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật do VNI ban hành
Ngoài ra, VNI hỗ trợ chi phí mai táng 1.000.000đ/trường hợp tử vong.
Quy tắc áp dụng
Quy tắc Bảo hiểm toàn diện học sinh ban hành kèm theo quyết định số 184/QĐ-BHHK ngày 23/9/2008 của Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không VNI. (Xem quy tắc tại đây)
Các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm
Các trường hợp sau đây sẽ không được bảo hiểm bảo vệ:
1. Hành động cố ý của Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi).
2. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác.
3. Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi được xác nhận đó là hành động tự vệ.
4. Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, các quy định của nhà trường, chính quyền địa phương.
5. Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
6. Điều dưỡng, an dưỡng.
7. Nằm viện để kiểm tra sức khỏe hoặc khám giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật.
8. Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm.
9. Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm.
10. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả.
11. Kế hoạch hóa gia đình.
12. Những bệnh đặc biệt theo định nghĩa ở Điều 4- Quy tắc bảo hiểm.
13. Những bệnh có sẵn theo định nghĩa ở Điều 4 – Quy tắc bảo hiểm.
14. Người được bảo hiểm mắc các bệnh giang mai, lậu, nhiễm vi rút HIV, sốt rét, lao và bệnh nghề nghiệp.
15. Các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách có vé), các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của các lực lượng vũ trang.
16. Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.
17. Chiến tranh, nội chiến, đình công.
18. Khủng bố.
Hiệu lực của bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên
Bảng hiệu lực sẽ được áp dụng như sau:
- Nhóm A: Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày đóng phí bảo hiểm đối với trường hợp chết không phải do tai nạn. Nếu chết cho tai nạn sẽ được hưởng bảo hiểm ngay sau khi đóng phí đầy đủ.
- Nhóm B: Có hiệu lực sau khi người tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ.
- Nhóm C: Hiệu lực được tính từ 30 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm (ngoại trừ do tại nạn) Hiệu lực sau 90 ngày từ khi đóng bảo hiểm đầy đủ đối với trường hợp sẩy thai, nạo thai theo chỉ định của bác sĩ và lấy u nang buồng trứng. Và đối với trường hợp sinh để phải đóng bảo hiểm đầy đủ sau 270 ngày.
Thủ tục hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm học sinh
Khi có sự cố xảy ra ngoài ý muốn thì phụ huynh, học sinh, sinh viên cần hoàn tất các giấy tờ sau:
1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của VNI);
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm;
3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan và/hoặc chính quyền địa phương hoặc công an nơi xảy ra tai nạn (trường hợp tai nạn);
4. Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), Giấy chứng nhận phẫu thuật/Phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật) do người có thẩm quyền của cơ sở y tế ký, đóng dấu.
5. Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử; (trường hợp người được bảo hiểm tử vong);
6. Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp, trừ trường hợp người thụ hưởng được chỉ định trên Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm (trường họp tử vong);
7. Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có) có liên quan đến việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật và Quy tắc bảo hiểm này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên toàn diện. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho việc chuẩn bị hành trang cho con bạn tới trường.
Leave a reply